Growth Mindset: Tư duy Marketer cần để phát triển & thành công - Hãy bổ sung ngay!
Growth Mindset là gì và Tại sao nó lại giúp bạn trở thành một Marketer hoàn toàn khác biệt so với các đồng nghiệp còn lại? Cùng Khánh đi tìm câu trả lời qua bài viết này nhé.
Tôi đã quyết định dừng lại.
Khi một cánh cửa đóng lại thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra. Thay vì nhìn vào quá khứ, tôi nhìn thấy các cơ hội mới để học hỏi và phát triển sự nghiệp.
Cuộc sống là một hành trình dài, nơi mà mỗi sai lầm lại là một bài học mới. Đây đơn giản chỉ là trạng thái chuyển đổi từ tư-duy-cố-định (Fixed Mindset) sang tư-duy-phát-triển (Growth Mindset). Và đó là bí quyết giúp Khánh trưởng thành hơn và lúc nào cũng duy trì được trạng thái tích cực trong suy nghĩ.
Và hôm nay, Khánh muốn chia sẻ với các bạn về Growth Mindset. Bằng trải nghiệm làm nghề ở nhiều đơn vị, tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp thì Khánh nhận ra rằng đây là thứ mà Marketer chúng ta cần bổ sung như một kỹ năng.
Hãy tin tôi: Growth Mindset rất hữu ích và nó giúp bạn trở thành Marketer hoàn toàn khác biệt so với các đồng nghiệp trên thị trường.
Trong bài viết này, Khánh sẽ chia sẻ với bạn về:
Growth Mindset là gì? Nó khác Fixed Mindset ra sao?
Tips để Marketer rèn luyện Growth Mindset (Theo OGSM+ và Crawl - Walk - Run)
Okay!
Giờ hãy kéo chuột xuống phía dưới và đọc tiếp nhé…
Growth Mindset và Fixed Mindset khác nhau như thế nào?
Khái niệm về tư duy phát triển được phát triển bởi nhà tâm lý học Carol Dweck trong cuốn sách của bà - "Mindset: The New Psychology of Success".
"Trong tư duy phát triển, mọi người tin rằng khả năng cơ bản của họ có thể phát triển thông qua sự tận tâm và làm việc chăm chỉ - trí óc và tài năng chỉ là xuất phát điểm. Quan điểm này khiến mọi người ham học hỏi và rèn luyện tính kiên nhẫn - những yếu tố quan trọng để đạt được thành công lớn," Dweck viết.
Theo Dweck, "Trong tư duy cố định, người ta tin rằng các đặc điểm cơ bản của họ, như trí tuệ hoặc tài năng, đơn giản là các đặc tính cố định. Người ta dành thời gian và tập trung vào việc ghi lại, chú trọng đến các biểu hiện bề ngoài của trí tuệ mà họ đã có, thay vì đầu tư công sức vào việc phát triển và mở rộng trí tuệ đó thông qua học hỏi, thực hành, và thách thức mới. Họ cũng tin rằng chỉ cần tài năng là sẽ có thành công và bỏ qua sự nỗ lực, cố gắng."
Khánh sẽ nói ngắn gọn như này cho bạn dễ hiểu:
Thành công bắt đầu từ việc bạn suy nghĩ (thinking).
Nó liên quan nhiều về tư duy hơn là cơ chế hoạt động.
❌ Tư duy cố định = Niềm tin bị hạn chế
✅ Tư duy phát triển = Niềm tin được thúc đẩy
Đó là một sự khác biệt lớn!
Tư duy cố định hạn chế, cố kết vào quá khứ và chống lại sự thay đổi.
Tư duy phát triển (Growth Mindset) mang lại sức mạnh và khả năng thích ứng. Những người có tư duy phát triển không chỉ tập trung vào chiến thắng. Họ thích học hỏi, ngay cả việc học từ những thất bại.
Nếu bạn muốn là thay đổi cuộc chơi, bạn cần thay đổi suy nghĩ của mình. Đây là thách thức khi bạn phải thay đổi những niềm tin cố hữu cứ quẩn quanh rằng "Bạn không thể làm như thế do…" và "Bạn không nên làm điều đó vì..."
Việc chuyển từ tư duy cố định sang tư duy phát triển không phải là một điều dễ dàng, nhưng điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được.
Và bạn phải làm điều đó để phát triển hơn!
Làm sao để Marketer xây dựng được Growth Mindset?
Marketers sẽ tiếp tục phải đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng trong việc ra quyết định của người tiêu dùng, phương tiện truyền thông, công nghệ, hành vi mua hàng và phân phối. Cách tiếp cận Marketing dựa trên tư duy cố định sẽ làm chậm, thậm chí là không tạo ra sự đổi mới. Bạn sẽ tự giới hạn thế giới của mình trong những chiến lược và chiến thuật đã từng có hiệu quả trước đây.
Ngược lại: CMOs và các doanh nghiệp đi theo hướng tư duy phát triển trong chiến lược Marketing dường như đã quá quen với bài học vỡ lòng khi triển khai một chiến dịch Marketing từ "Bò (Crawl), Đi (Walk), Chạy (Run)"; Thất bại nhanh chóng (Fail Fast)”; Thử và Triển khai (Test and Roll-out)”.
Một kế hoạch Marketing thông minh, hiệu quả cho năm 2024 sẽ bao gồm các hướng chiến lược đã được chứng minh tính hiệu quả trên thị trường trong những năm trước đó. Đây là kinh nghiệm mà Marketer đúc kết được.
NOTE NHỎ:
"Crawl - Walk - Run" là cách mà Khánh thường áp dụng khi triển khai những chiến thuật Marketing mới (Mình sẽ nói dưới đây). Về khái niệm thì đây là quá trình bạn tiếp cận từng bước một để đạt được mục tiêu, bắt đầu từ việc điều tra và thử nghiệm những cơ hội nhỏ (Crawl), sau đó chuyển sang triển khai và phát triển (Walk), và cuối cùng là mở rộng và tối ưu hóa chiến lược (Run).
Chưa bao giờ là quá muộn bạn thiết lập tư duy phát triển cho chiến lược Marketing của mình. Cụ thể, đừng chỉ làm mới kế hoạch Marketing của năm ngoái. Hãy vạch ra mục tiêu năm nay và lên kế hoạch về những việc cần làm để đạt được mục tiêu đó.
Bạn cần trả lời 4 câu hỏi sau:
Objective: Mục tiêu lớn mà kế hoạch Marketing cần đạt.
Goal: (Các) mục tiêu nhỏ cần đạt để đạt mục tiêu lớn. Đây nên là những mục tiêu có thể định lượng được.
Strategy: Liệt kê 3-5 nhiệm vụ chiến lược bạn sẽ làm để đạt mục tiêu (Goal).
Measure: (Các) chỉ số có thể định lượng được để đo lường và xác nhận việc bạn hoàn thành các mục tiêu.
Action: (Các) hành động bạn cần làm.
Framework này không mới. Nó có tên là OGSM+. Bạn có thể tìm đọc bài viết sau đây (Khánh khuyến khích bạn đọc nó) để hiểu rõ hơn nhé.
Vậy, làm sao thổi được những ”làn gió mới” vào trong chiến lược Marketing của bạn?
Từ trải nghiệm thực tế, Khánh chia sẻ với bạn một số kinh nghiệm sau:
Thấu hiểu Khách hàng: Buyer Persona và Ideal Customer Profile là những khái niệm mà mình tin bất kỳ Marketer nào cũng phải nắm lòng. Hiểu rõ về khách hàng chính là đòn bẩy cho sự thay đổi trong tư duy.
Thật may là Marketer ngày nay có nhiều cách để hiểu hơn về khách hàng của họ. Một số cách hiệu quả và được sử dụng nhiều nhất bao gồm survey & feedback, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu hành vi khách hàng trên mỗi điểm chạm truyền thông qua Google Analytics, Usage Analytics trong các sản phẩm. Marketer cần hiểu và thích nghi với nhu cầu và xu hướng thực tế của khách hàng.Data-driven: Hãy là một data-driven marketer, thay vì là prayer marketer (cầu may). Kế hoạch Marketing phải được tạo ra từ các dữ liệu thực tế.
Hầu hết các công ty đều thu thập dữ liệu; nhưng ít công ty có thể chuyển đổi chúng của họ thành góc nhìn (insight) để từ đó tạo ra những hành động cụ thể.Thu thập thông tin khách hàng từ Sales: Sales là những người hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên họ có nhiều insight mà chúng ta nên tập trung khai thác.
Thử nghiệm & Thử nghiệm: Nếu những chiến thuật Marketing năm 2024 bạn đề ra chứng minh được tính hiệu quả thì chúng sẽ là tiền đề để bạn xây dựng kế hoạch tiếp thị năm 2025.
Làm khác, nghĩ khác: Đừng bó hẹp bản thân trong phạm vi kiến thức của mình, hãy ra khỏi vùng an toàn và làm những điều mới mẻ.
Lời kết,
Đến đây, Khánh tin rằng Growth Mindset không chỉ là một triết lý, mà là kim-chỉ-nam mang lại sự phát triển và thành công.
Đối với những Marketer dám thách thức, họ không cho thất bại là dấu chấm hết, mà coi đó là cơ hội học hỏi và phát triển. Ngược lại, Fixed Mindset có thể là ràng buộc tự tạo ra giới hạn và ngăn cản sự tiến bộ.
Hãy nhớ rằng, quyết định giữa Growth và Fixed Mindset không chỉ ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp, mà còn định hình cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Hãy dành thời gian để chấp nhận thách thức, học hỏi từ mọi trải nghiệm, và không ngừng phát triển. Bằng cách này, chúng ta không chỉ tạo ra cơ hội cho bản thân mà còn làm thay đổi tích cực trong môi trường xung quanh, tạo nên một cộng đồng phát triển và sáng tạo.
Hãy mở cánh cửa tư duy và chào đón mọi khía cạnh của cuộc sống một cách cởi mở và sẵn sàng học hỏi. Chắc chắn rằng, dù là Growth hay Fixed Mindset, sự lựa chọn của bạn sẽ hình thành hành trình và định hình tương lai.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này của Khánh! Hãy chia sẻ nếu bạn thấy hay và đừng quên cho Khánh biết về quan điểm của bạn trong phần Comment phía dưới nhé.